MAGIÊ: KHOÁNG CHẤT QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI

MAGIÊ: KHOÁNG CHẤT QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI

Cơ thể người phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi trong suốt quá trình mang thai. Nhu cầu về các loại vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng đều tăng. Khi mang bầu, mọi phụ nữ đều phải chú ý đến những nguồn thực phẩm mình tiêu thụ vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà cả đứa bé trong bụng. Dù thiếu bất kì chất dinh dưỡng nào trong khi mang thai đều gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Magiê là một trong những chất quan trọng nhưng lại dễ bị các bà bầu bỏ qua. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết được tầm quan trọng và những nguồn cung cấp Magiê khác nhau.

Tầm quan trọng của magiê (Mg) trong quá trình mang thai

+ Mg là chất cần thiết để hình thành các mô trên cơ thể trong quá trình mang thai

+ Mg và canxi có vai trò hỗ trợ cho nhau. Trong khi Mg làm giãn cơ thì canxi lại kích thích các cơ co lại. Do vậy, đảm bảo cung cấp đủ lượng Mg cần thiết để ngăn ngừa co thắt tử cung

+ Nhờ khả năng điều hòa lượng insulin, Mg có thể kiểm soát được lượng đường huyết

+ Giảm nguy cơ chuột rút

+ Mg bảo vệ các bà bầu khỏi chứng tiền sản giật – một biến chứng khi mang thai nguy hiểm đến tính mạng

+ Những bà mẹ đảm bảo cung cấp đủ lượng Mg trong khi mang thai sẽ có ít nguy cơ bị bệnh não thiếu oxy ở trẻ sơ sinh – là tình trạng phát sinh do thiếu oxy cho não và các mô trong khi sinh.

Tầm quan trọng của Magiê đối với sự phát triển của bé

+ Hấp thụ đủ lượng Mg cần thiết trong quá trình mang thai sẽ làm giảm nguy cơ bại não ở trẻ sơ sinh

+ Mg đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng của trẻ

+ Thiếu Mg có thể dẫn đến hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Bởi vì khi thiếu chất này, trẻ sẽ gặp vấn đề điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Lượng Magiê được yêu cầu cho phụ nữ mang thai

+ Phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 19 đến 30 sẽ cần đến 350 mg Mg mỗi ngày

+ Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở xuống cần 400 mg Mg mỗi ngày

+ Phụ nữ mang thai từ 31 tuổi trở lên sẽ cần đến 360 mg Mg mỗi ngày

Những nguy cơ có thể xảy ra khi thiếu Mg trong quá trình mang thai

Tăng nguy cơ sảy thai

Tăng huyết áp

Tăng nguy cơ sinh non

Tăng nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh

Tăng nguy cơ tiền sản giật

Những biểu hiện của việc thiếu Magiê khi mang thai

Co thắt cơ

Mất ngủ

Đau đầu hoặc đau nửa đầu

Buồn nôn

Cơ thể yếu đi

Ăn không ngon

Nôn ói

Nhịp tim không đều

Những thực phẩm giàu Magiê

Có rất nhiều loại thực phẩm xung quanh chúng ta có chứa lượng Mg dồi dào:

Các loại quả khô như hạnh nhân, nho khô, hạt điều, đậu phộng (30g hạnh nhân chứa 77mg Mg, 30g đậu phộng chứa 44 mg Mg, 30g hạt điều chứa 74 mg Mg)

Các loại rau có lá màu xanh đậm như cải xoăn, súp lơ xanh, rau chân vịt (nửa bát rau chân vịt chứa 78 mg Mg, 1 nửa bông súp lơ chứa 12 mg Mg)

Các loại ngũ cốc ăn sáng có bổ sung Mg

Một nửa bát đậu tương rang có thể cung cấp đươc một nửa lượng Mg yêu cầu cho một ngày

2 thìa bơ đậu phộng cung cấp 49 mg Mg

100g khoai tây nướng cả vỏ cung cấp 43 mg Mg

Bánh mì ngũ cốc: 2 lát bánh mì ngũ cốc chứa 46 mg Mg

Hai bát cơm gạo lứt (gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa xát bỏ lớp cám gạo) cung cấp 42 mg Mg

Nửa bát đậu thận (đậu tây) cung cấp 35 mg Mg

Một cốc sữa chứa 24-27 mg Mg

Các loại cá như: cá thu, cá hồi tự nhiên, cá bơn lưỡi ngựa, cà ngừ đều là nguồn thực phẩm giàu Mg

Một quả bơ cung cấp  15% lượng Mg cho 1 ngày

240g sữa chua ít béo chứa 42 mg Mg

Những loại hoa quả như chuối, sung, táo. Một quả chuối cỡ vừa chứa 32 mg, còn một quả táo chứa 9 mg Mg

Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý phơi nắng để hấp thụ đủ lượng vitamin D vì Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa Mg tốt hơn. Ngoài ra, chế biến các loại thức phẩm có thể làm giảm lượng Mg đáng kể.

← Bài trước Bài sau →