MẸ BẦU PHẢI LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA TIỂU ĐƯỜNG THAI NGHÉN?

MẸ BẦU PHẢI LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA TIỂU ĐƯỜNG THAI NGHÉN?

Tiểu đường thai nghén là gì? Có nguy hiểm không? Mẹ bầu cần phải làm gì để phòng ngừa tiểu đường thai nghén… là những mối quan tâm của rất nhiều mẹ bầu.

Tiểu đường thai nghén là gì? Nguyên nhân nào gây nên tiểu đường thai nghén cho mẹ bầu?

Tiểu đường thai nghén (tiểu đường thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ) là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai (trước đó bà mẹ không bị mắc bệnh) do cơ thể không thể sản xuất thêm insulin để đáp ứng với nhu cầu của thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai nghén sẽ khỏi sau khi sinh.

tiểu đường thai nghén

Tiểu đường thai nghén  thường gặp ở mẹ bầu béo phì, có tiền sử mắc chứng tiểu đường

Khi mang bầu, cơ thể của bà bầu sản xuất rất nhiều hormone làm giảm hoạt động của insulin khiến cho việc cung cấp glucose tới các tế bào bị thiếu hụt. Dẫn đến, glucose được tích lũy nhiều trong máu làm lượng đường trong máu tăng cao gây nên bệnh tiểu đường thai nghén.

Nhóm bà bầu thừa cân, béo phì, có tiền sử bản thân (hoặc người thân) mắc chứng tiểu đường hoặc có hàm lượng glucose quá cao trong nước tiểu… sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thai nghén cao.

Tiểu đường thai nghén có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không?

Tiểu đường thai nghén là một trong những biến chứng thai sản thường gặp ở phụ nữ mang thai, gây nhiều phiền phức, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Đối với mẹ bầu:

tiểu đường thai nghén

Tiểu đường thai nghén khiến mẹ bầu có nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường vĩnh viễn, tiền sản giật, đẻ non…

Mẹ bầu bị tiểu đường khi mang thai dễ gặp tình trạng nhiễm độc thai nghén hơn các mẹ bầu không bị tiểu đường thai nghén: tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai. Mẹ bầu bị tiểu đường thai nghén cũng dễ bị nhiễm trùng nặng, tỷ lệ sinh phải can thiệp ngoại khoa cao hơn: mổ sinh hoặc phải chịu các thủ thuật do sinh khó. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường nghén sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai nghén cũng có nguy cơ sẩy thai cao hơn nếu không kiểm soát mức đường huyết tốt.

Đối với thai nhi:

Tiểu đường thai nghén khiến thai nhi dị tật thần kinh hay tim, đẻ non, béo phì và cả đái tháo đường sau này

Khi mẹ mắc tiểu đường tahi nghén, thai nhi sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn, thai có thể có nguy cơ bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng những bất thường bẩm sinh sẽ tăng gấp 3 lần ở những thai nhi mẹ mắc bệnh tiểu đường thai nghén. Thời gian bị ảnh hưởng rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Do vậy, mẹ cần kiểm soát lượng đường huyết chặt chẽ sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được những bất thường của thai nhi.

Trường hợp phát hiện tiểu đường thai nghén khi mang thai,  mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị, kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn thích hợp hoặc tiêm insuline. Nếu kiểm soát được đường huyết tốt, thai nhi trong bụng sẽ phát triển bình thường.

Mẹ bầu cần phòng ngừa tiểu đường thai nghén như thế nào?

Tuy tiểu đường rất nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi nhưng các biến chứng của bệnh có thể giảm hoặc không xuất hiện nếu được điều trị tốt. Những thai phụ thuộc diện có những dấu hiệu xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai nghén nên đi đo đường huyết trước khi mang thai.

tiểu đường thai nghén

Nếu mẹ bầu kiểm soát được đường huyết tốt sẽ điều trị được bệnh tiểu đường thai nghén

Nếu phát hiện tiểu đường thai nghén khi đã mang thai, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị, kiểm soát lượng đường huyết bằng chế độ ăn thích hợp hoặc tiêm insulin, điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng; loại bỏ quan niệm “ăn cho hai người”. Kiểm soát được đường huyết tốt, thai nhi sẽ phát triển như những đứa trẻ bình thường khác.

Các mẹ nên đi khám đúng định kỳ với các bác sĩ sản khoa, nội tiết ở những bệnh viện, chuyên khoa sản, các trung tâm, phòng khám chuyên về tiểu đường thai kỳ uy tín.

Mẹ bầu không nên dung nạp các loại đồ ăn nhiều đường, duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh việc tăng cân mất kiểm soát, vận động thể dục hợp lý trong quá trình mang thai…

Tiểu đường thai nghén có nguy cơ duy trì sau giai đoạn thai nghén và trở thành tiểu đường type 2 sau này. Do đó, mẹ bầu bị tiểu đường thai nghén không nên dung nạp các loại đồ ăn nhiều đường, duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh việc tăng cân mất kiểm soát, vận động thể dục hợp lý trong quá trình mang thai và sau sinh.

← Bài trước Bài sau →