TAY CHÂN MIỆNG - NHỮNG ĐIỀU “BA MẸ CHƯA CÓ KINH NGHIỆM” CẦN BIẾT

TAY CHÂN MIỆNG - NHỮNG ĐIỀU “BA MẸ CHƯA CÓ KINH NGHIỆM” CẦN BIẾT

Note lại vài kinh nghiệm thực tế của bản thân khi chăm con mới bị tay chân miệng. Chắc chắn sẽ khá hữu ích với nhiều người, đặc biệt những ba mẹ chưa có kinh nghiệm. Nào, cùng tìm hiểu ngay nhé!

THẤY CON CÓ BIỂU HIỆN: SỐT, TAY CHÂN NỔI NỐT… PHẢI GOOGLE SEARCH TAY CHÂN MIỆNG LÀ BỆNH GÌ NGAY!

Tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây nên. Những virus này sống trong đường tiêu hóa và lây nhiễm qua việc tiếp xúc thông thường như tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp hay chất dịch từ nốt mụn phỏng, phân, chất nôn của người mắc TCM.

Tay chân miệng lây nhiễm rất nhanh

Cứ một trẻ bị TCM có biến chứng nặng thì đã lây truyền cho khoảng 400 trẻ ngoài cộng đồng

Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu bùng phát mạnh vào giai đoạn từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12,  thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Do hệ miễn dịch của nhóm đối tượng này còn khá non nớt nên không có khả năng chống đỡ lại tác nhân gây bệnh. Ước tính, cứ một trẻ bị tay chân miệng có biến chứng nặng thì đã lây truyền cho khoảng 400 trẻ ngoài cộng đồng.

Về cơ bản, bệnh tay chân miệng không mấy nguy hiểm và có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ không được chăm sóc tốt thì rất dễ có khả năng gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, bại liệt, viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch, thậm chí là tử vong.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CHÍNH XÁC CON BỊ MẮC TAY CHÂN MIỆNG?

Sốt cao khó cắt là triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng sẽ sốt cao không hạ, thân nhiệt trên 38°C kéo dài hơn 48 giờ 

Ở giai đoạn mới phát bệnh, trẻ sẽ sốt dao động 38 – 39°C, người mệt mỏi, chân tay có thể sẽ phát ban đỏ li ti ở da, họng sưng nhẹ. Sau khoảng 1-2 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện rõ rệt hơn như:

- Sốt cao khó cắt cơn

- Họng sưng đỏ, trong má có vết loét khiến trẻ biếng ăn, chảy nước dãi liên tục

- Lòng bàn tay, bàn chân, mông và xung quanh hậu môn nổi nốt đỏ dần phồng rộp lên thành các phỏng nước, thường sẽ biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

- Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn, có thể hay giật mình, quấy khóc

- Tay chân không có sức lực

Lòng bàn tay, bàn chân nổi nhiều nốt đỏ, phồng rộp lên thành các bỏng nước

Lưu ý: Sau khi bị lây nhiễm tay chân miệng, giai đoạn ủ bệnh sẽ mất khoảng 3 – 6 ngày mới xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng có thể không có biểu hiện của bệnh hoặc các triệu chứng xuất hiện rất nhẹ. Điều này thường khiến nhiều ba mẹ chủ quan. Vậy nên, cần sát sao để mắt tới con.

CÁCH ĐIỀU TRỊ TAY CHÂN MIỆNG TẠI NHÀ - BA MẸ CẦN BIẾT

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em chủ yếu là giải quyết các triệu chứng và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh. Hầu hết trẻ bị tay chân miệng thường chỉ giới hạn ở cấp độ 1, có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà.

Vệ sinh như thế nào?

Khi con mắc tay chân miệng, ba mẹ cần cách ly con ít nhất 10 ngày kể từ khi phát bệnh, không cho con có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác khiến bùng phát dịch.

Quần áo của con giặt riêng, vật dụng của con cần được sát khuẩn lại toàn bộ và sử dụng riêng biệt.

Không nên kiêng tắm, cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thường xuyên để tránh bị nhiễm khuẩn. Dùng nước ấm vừa phải, thêm 2 thìa muối sạch vào trong một chậu nước lớn để tắm cho bé hàng ngày.

Thường trẻ nổi nốt ngày càng nhiều khiến ba mẹ càng lo nhưng thường nổi nhiều lại nhẹ hơn nổi ít. Đối với các bé bị nổi nốt ít, ba mẹ cần theo dõi kỹ hơn, có nhiều trường hợp bị tái lại sau 2 - 3 tuần. 

Ngoài việc tắm rửa vệ sinh hàng ngày, ba mẹ mua tuýp kem bôi da tay chân miệng bôi cho con ngày 3-4 lần để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và giúp mau se vết nốt lại.

Kem bôi da Pro – Gel hiện đang được kê đơn điều trị tay chân miệng ở một số viện lớn: Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Viện Bỏng quốc gia, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai, Bệnh viện Việt Nam Cuba...

Pro - Gel được các chuyên gia da liễu hàng đầu Việt Nam đánh giá có ưu điểm vượt trội hơn so với các loại kem bôi da tay chân miệng khác, vì:

- Chứa Nano Bạc: Chống viêm - Kháng khuẩn - Mau liền da tốt nhất hiện nay, rất hiếm khi bị vi khuẩn kháng tác dụng, là giải pháp tối ưu khắc phục tình trạng kháng kháng sinh hiện nay. 

- Không chứa Corticoid, Parapen, an toàn cho da trẻ sơ sinh

- Chất gel đặc, bám dính trên da lâu hơn so với các sản phẩm dạng gel loãng.

- Màu gel trong suốt do công thức điều chế đạt được chuẩn kích thước nano bạc, không gây mất thẩm mỹ khi bôi lên da hay dính ra quần áo, vệ sinh rất dễ dàng. Những sản phẩm chứa nano bạc khác trên thị trường thường có màu do bạc chưa được điều chế được chuẩn kích thước nano.

Ba mẹ có thể mua online tại đơn vị phân phối độc quyền tại Việt Nam ở link này: https://progel.daothach.com/

Ba mẹ đã biết hạ sốt cho con đúng cách?

Khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ trở lên, cần cho bé uống ngay thuốc hạ sốt có thể là acetaminophen hoặc paracetamol. Liều lượng tính theo cân nặng, 4 – 6 tiếng uống lại 1 lần.

Kết hợp chườm ấm liên tục vùng cổ, gáy, nách, bẹn cho con để tăng khả năng tản nhiệt giúp hạ sốt nhanh hơn. Để chườm ấm cần pha nước theo tỉ lệ 2:1 (2 phần nước lạnh, 1 phần nước nóng), kiểm tra thấy nước ấm như nước tắm là được.

Nếu trẻ sốt cao và có dấu hiệu mất nước cần cho bé uống kèm nước oresol để cân bằng điện giải và bù nước.

Nếu bé sốt cao trên 40 độ mà uống thuốc không hạ cần đưa bé đến ngay trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.

Cần lưu ý gì trong việc cho con ăn uống?

Trong thời gian trẻ bị bệnh nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, không cho con ăn khi thức ăn còn đang nóng.

Một số loại cháo thanh nhiệt bổ dưỡng cho trẻ như cháo trứng gà khoai lang, cháo trứng đậu đỏ, cháo trứng gà hạt sen, cháo đậu xanh thịt lợn nạc, cháo đậu xanh nấu với tôm, cháo bí xanh thịt lợn… Các loại cháo này đều có tính thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.

Cháo đậu xanh tốt cho trẻ bị tay chân miệng

Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa và để nguội

Trong trường hợp trẻ bị lở loét miệng, đau, khó ăn, khó nuốt có thể dùng đậu xanh, đậu đỏ sắc nước cho trẻ uống thay nước.

Ngoài ra, ba mẹ có thể dùng KIN baby, kamistad hay Metrogyl Denta để rơ miệng hay chấm vào vết loét cho con giảm đau, giảm viêm.

Cũng cần cho trẻ ăn thêm các loại trái cây, nhất là các loại quả có nhiều vitamin C sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch: đu đủ, táo, lê, cam… Tuy nhiên, khi trẻ bị loét miệng, cần tránh cho ăn cam, chanh.. và những loại trái cây sinh nhiệt như mít, dứa dễ làm cho bệnh thêm nặng.

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ do trẻ bị đau miệng nên mỗi bữa sẽ không ăn được nhiều. Không cố gắng ép trẻ ăn vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu.

Sau khi ăn xong, cần cho trẻ súc miệng sạch sẽ hoặc lau sạch miệng.

Nếu không loét miệng nhiều gây bội nhiễm thì không cần phải cho con dùng đến kháng sinh.

Khi nào cần phải cho con đi viện?

Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mất nước nào như da khô, môi khô, giảm cân, suy nhược, tiểu rất ít hoặc không tiểu tiện trong suốt 6 giờ thì ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để có biện pháp bù nước thích hợp.

Ngoài ra, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu:

- Nếu trẻ dưới ba tháng tuổi và nhiệt độ đo ở hậu môn là 38°C hoặc cao hơn. Trẻ nhỏ sốt cao cần được theo dõi cẩn thận.

- Nếu trẻ 3 tháng tuổi và nhiệt độ đo được là 38,5°C hoặc cao hơn

- Nếu trẻ 6 tháng tuổi và nhiệt độ đo được lên đến 39,5°C.

- Nếu trẻ sốt cao kèm hiện tượng giật mình hoặc co giật

Khi tới viện, các con thường sẽ được bác sĩ khám triệu chứng ngoài da, khám họng và lấy máu xét nghiệm để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều virus khác nhau gây ra nên trẻ hoàn toàn có thể bị bệnh nhiều lần. Vậy nên, ba mẹ cần nắm tốt kiến thức về bệnh để phát hiện kịp thời và chăm sóc con đúng cách sẽ giảm hẳn nguy cơ biến chứng nặng xảy ra khi con chẳng may bị mắc.

← Bài trước Bài sau →