TRẺ BỊ BỎNG - BÌNH TĨNH XỬ LÝ THEO CÁCH NÀY 100% THÀNH CÔNG

TRẺ BỊ BỎNG - BÌNH TĨNH XỬ LÝ THEO CÁCH NÀY 100% THÀNH CÔNG

Bỏng nước sôi, bỏng lửa, bỏng điện, bỏng bô xe… là những tai nạn thường gặp đối với trẻ nhỏ trong gia đình. Chúng ta sẽ có những nguyên tắc xử lý tương đối giống nhau giữa các loại bỏng này.

Bỏng là tai nạn phổ biến ở trẻ em

Những điều đầu tiên cần làm

Ba mẹ cần thật bình tĩnh, đưa bé ra ngay khỏi nguồn gây bỏng. Sau đó xối liên tục nước mát/nước lã vào vết thương bỏng dưới vòi nước trong 10 – 15 phút để hạ nhiệt, giúp cho vùng tổn thương bỏng được khư trú lại, tránh phát sinh những tổn thương sâu hơn do nhiệt gây ra.

Sau khoảng 10 – 15 phút và thấy em bé nín khóc thì lúc đó là thời điểm thích hợp nhấc bé ra khỏi dòng nước.

Nếu bé bị bỏng nước sôi, ba mẹ tuyệt đối không được vội vàng cởi đồ của bé ra. Vì thời điểm đó nếu cởi đồ thì dễ lột luôn cả phần da của bé theo. Điều này cực kỳ nguy hiểm và phức tạp hơn cho việc xử lý vết bỏng sau đó.

Ba mẹ hãy giữ nguyên rồi xối nước thẳng vào quần áo luôn cho đến lúc mọi thứ ổn định thì dùng kéo cắt quần áo ra và kiểm tra xem da có bị dính vào vải không, nếu thấy dính thì đừng vội cởi mà tiếp tục xối nước cho đến khi tách hoàn toàn nhau ra.

Điều cần làm tiếp theo để xử lý vết bỏng cho bé

Tùy vào tình trạng thực tế, đánh giá mức độ bỏng của bé đến đâu để ba mẹ có hướng xử lý kịp thời tiếp theo.

Bỏng chia làm 3 độ, nếu tổn thương da sâu, vết bỏng rộng hoặc ở vị trí khớp vai, khuỷu tay, đầu gối, lưng thì cần đưa đi viện để các bác sĩ điều trị.

Cấp độ ba mẹ có thể xử lý tại nhà đó là vết bỏng chỉ đỏ lên, không nhìn thấy rõ những tổn thương da hay vết bỏng nông, không quá lớn. Với trường hợp này, ba mẹ bôi gel bôi da Pro - Gel thoa nhẹ lên phần vết thương  bỏng cho bé giúp cho da dễ chịu hơn và liền sẹo nhanh.

Pro Gel dùng để bôi vết bỏng rất hiệu quả

Cách chăm sóc vết bỏng

Hàng ngày ba mẹ chăm sóc vết bỏng cho bé như sau: Rửa vết thương với nước muối sinh lý, sau đó thấm khô bằng gạc vô trùng (không nên thấm bằng bông vì sẽ bị dính sợi bông vào vết thương), bôi thuốc và băng vết thương lại bằng gạc vô trùng.

Mức độ băng hơi chặt một chút để ép cho vết thương đỡ bị sưng, phù nề, đỡ đau, đỡ bị cọ sát gây nhiễm trùng về sau.

Nếu bé đau nhiều, rát và rất khó chịu thì có thể dùng thuốc giảm đau Paracetamol với liều lượng từ 10- 15mg/1kg cân nặng, dùng một ngày tối đa 4 lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng. Có thể là dạng bột pha uống hoặc dạng viên đặt hậu môn.

Phải làm gì với những bọng nước?

Tuyệt đối không được chọc vỡ những bọng nước của vết bỏng

Dịch nước trong viết bỏng là phản xạ có ích của cơ thể để bảo vệ vùng da non mới phát sinh và làm giảm nhiệt ở vùng mô da đó, nên cần phải bảo vệ bọng nước này.

Tuyệt đối không chọc vỡ nó với bất kỳ mục đích nào. Ba mẹ vẫn vệ sinh, bôi thuốc lên bọng nước bình thường và những vùng da tổn thương xung quanh rồi băng lại. Khi nào bọng nước tự vỡ là lúc nó hoàn thành xứ mệnh của mình và giải phóng dịch bên trong ra. Lúc đó ba mẹ tiếp tục chăm sóc bình thường cho đến khi da bé hồi phục hoàn toàn.

Những điều không được làm khi bị bỏng

Tuyệt đối không được làm những việc này khi bé bị bỏng:

- Không dùng nước đá để xử lý vết bỏng vì nước đá quá lạnh sẽ khiến bé dễ bị bỏng lạnh. Trong khi da bé vừa bị bỏng nhiệt rồi lại bị bỏng lạnh nữa thì khả năng hồi phục giảm đi rất nhiều và để lại nhiều di chứng. Nên dùng nước đá để xử lý vết bỏng là hoàn toàn sai lầm.

Không được dùng đá để xử lý vết bỏng

- Không được bôi những thứ linh tinh lên vùng da bỏng. Theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng bị bỏng thì bôi lòng trắng trứng hay mẻ. Tuy nhiên những thứ đó có rất nhiều vi khuẩn và gây ra những tình trạng viêm nhiễm nặng nề trên vùng bỏng. Vùng da bỏng đã mất đi lớp biểu bì bảo vệ da rồi thì nó sẽ không thể chống đỡ được những vi khuẩn ở trong những loại trên. 

- Không được bôi kem đánh răng trừ trường hợp bỏng axit. Nên sử dụng những sản phẩm chuyên biệt, an toàn, được khoa học chứng minh như kem bôi da Pro - Gel Nano bạc đã gợi ý ở trên.

- Không nên lột ngay quần áo của bé khi bị bỏng nhiệt, trừ trường hợp bị bỏng lửa.

- Không được chọc vỡ bọng nước.

Vì bỏng là tai nạn thường gặp đối với trẻ nhỏ trong gia đình nên tốt nhất trong tủ thuốc mỗi gia đình luôn phải có sẵn vài tuýp Pro – Gel, gạc vô trùng hay nước muối sinh lý. Để khi bị rơi vào những tình huống này, chúng ta có kiến thức và đồ sơ cứu sẵn đó thì sẽ có thể bình tĩnh xử lý, giảm nguy cơ khiến vết thương bỏng trở nên nghiêm trọng.  

← Bài trước Bài sau →