“Bà ơi, sao em Sâu cứ khóc hoài vậy?” bé Bi hỏi bà. “Em Sâu còn nhỏ lắm, em ấy vẫn chưa biết nói, nên em gọi người lớn với nhiều loại âm thanh, tuy nhiên, khóc là cách giao tiếp em dùng nhiều nhất. Em Sâu chỉ đang cố nói chuyện với Bi mà thôi” bà nội trả lời.
“Bà ơi, làm sao bà biết em Sâu muốn nói gì khi khóc? Mỗi lần em ấy khóc đều như nhau cả. Sâu khóc khi ngủ dậy, khi đang đêm và đôi khi khóc chẳng vì lý do gì cả!” Bi nói.
“Đúng rồi, em Sâu khóc nhiều, nhưng em ấy vẫn đang cố gắng giao tiếp. Tiếng khóc của em có hơi khó hiểu nhưng nếu lắng nghe kỹ, con có thể nhận thấy sự khác biệt trong từng tiếng khóc” bà ngoại mỉm cười.
“Vậy bà nói cho con ý nghĩa của tiếng khóc được không ạ, con muốn nghe hiểu em và giúp đỡ em nữa” Bi kêu lên.
Vì vậy, bà đã dành thời gian trong những ngày nghỉ tới để giúp Bi giải mã những tiếng khóc khác nhau của em Sâu. Và dưới đây là những lý do khác nhau khiến trẻ khóc:
Tại sao trẻ lại khóc?
Trẻ sơ sinh cực kỳ bản năng nên trong những năm tháng đầu tiên, tiếng khóc là công cụ trẻ kết nối với bố mẹ và thế giới. Tiếng khóc của trẻ cất lên khi trẻ muốn thể hiện một nhu cầu nào đó chưa được thỏa mãn như trẻ đói, buồn ngủ, cần được bố mẹ vỗ về hoặc là minh chứng cho dấu hiệu trẻ không được khỏe.
Đây là cách giao tiếp bình thường của trẻ hay nói cách khác, trẻ em khóc là chuyện bình thường và không thể thiếu. Trung bình một trẻ sơ sinh sẽ khóc khoảng 1,5h/ngày dù đã được ăn no, ngủ kỹ, mặc quần áo mềm mại thoải mái và tùy theo tính khí của từng trẻ mà có trẻ khóc nhiều hơn hay có những trẻ khóc ít hơn hẳn.
Khi trong 3 tháng tuổi đầu tiên, trẻ có thể đưa ra các dạng tín hiệu riêng biệt bằng từng cử chỉ và tiếng khóc khác nhau. Bằng cách lắng nghe những tiếng khóc và cử chỉ này, bố mẹ đã góp phần tạo ra một sợi dây liên kết đầy cảm xúc và sự tin tưởng với trẻ đó.
“Giải mã” 8 loại tiếng khóc của trẻ và cách xử lý
Trẻ cảm thấy khó chịu
Trẻ sẽ khóc bất cứ lúc nào chúng cảm thấy khó chịu, đặc biệt với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Nguyên nhân do trẻ không cảm thấy quen thuộc với hoàn cảnh xung quanh, không muốn được người khác bế hoặc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu trên cơ thể.
Lúc này, trẻ sẽ không ngừng khóc đến khi đạt được cảm giác thoải mái và an toàn. Trẻ có thể quằn quại và gào khóc hàng giờ liền liên tục.
Bố mẹ nên làm gì?
Nếu em bé đang được người khác bế và âu yếm, mẹ hãy ôm trẻ vào lòng và vỗ về để làm dịu cơn khóc. Nếu không, hãy đặt trẻ nằm xuống nôi và nói chuyện với trẻ bằng giọng điệu nhẹ nhàng, êm dịu.
Trẻ buồn ngủ
Trẻ cũng sẽ khóc khi đã mệt và muốn đi ngủ. Một vài dấu hiệu bố mẹ cần chú ý là ngáp, nhắm mắt, dụi mắt hoặc mút ngón tay cái. Tiếng khóc của trẻ khi muốn đi ngủ thường bắt đầu với những âm thanh thút thít ngắn rồi to dần cho đến khi trẻ dần chìm vào giấc ngủ ngon.
Bố mẹ nên làm gì?
Cách hiệu quả nhất là bố mẹ giúp con ngủ trước khi trẻ mệt, cho trẻ nằm trên chiếc nôi quen thuộc và hát ru những giai điệu dân ca.
Trẻ đói
Với trẻ sơ sinh, tiếng khóc khi đói ban đầu có thể nhẹ nhàng và sau đó trẻ sẽ khóc dữ dội, to hơn như tiếng còi báo động.
Bố mẹ nên làm gì?
Giải pháp duy nhất là cho trẻ bú sữa hoặc ăn dặm. Trên thực tế, kiểu khóc này giúp bố mẹ theo dõi được nhu cầu ăn uống của trẻ và giúp trẻ tạo thành thói quen ăn uống giờ giấc.
Tã bị ẩm hoặc bẩn
Trẻ thường quấy khóc khi đi ị hoặc tè khiến tã, bỉm bị ẩm ướt, gây cảm giác khó chịu cho da. Ý nghĩa tiếng khóc của trẻ trong trường hợp này là muốn báo hiệu với mọi người trẻ cần được vệ sinh và thay tã mới. Ở tình huống này trẻ thường khóc than vãn, dai dẳng.
Bố mẹ nên làm gì?
Khi chăm trẻ, phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra tã, vệ sinh và thay tã ngay sau khi trẻ tè hoặc ị. Ngoài ra, mọi người cần lưu ý không nên mặc tã cho trẻ quá nhiều có thể gây hăm đỏ da.
Trẻ hoảng sợ
Khi trẻ quấy khóc và quay đầu tìm mẹ hoặc lắc đầu đi chỗ khác, đó là dấu hiệu cho thấy một số kích thích bên ngoài đang làm trẻ căng thẳng. Tình trạng hoảng sợ này của trẻ có thể do tiếng động lớn, ánh sáng hay bóng đêm... Lúc này trẻ khóc thét lên, toàn thân dãy dụa lung tung.
Bố mẹ nên làm gì?
Ba mẹ nên xác định và loại bỏ tác nhân kích thích. Hãy ôm trẻ vào lòng và tạo ra những âm thanh nhẹ nhàng để xoa dịu trẻ. Những tác nhân đang kích thích trẻ lúc này có thể là ánh sáng, âm thanh ồn ào hay bé được truyền tay qua hết người này tới người khác...
Trẻ muốn được âu yếm
Trong những tháng đầu đời trẻ rất cần sự âu yếm và chú ý từ cha mẹ. Do vậy, đôi khi trẻ làm nũng, muốn được ôm ấp với các biểu hiện như: trẻ khóc thút thít, ngắt quãng, có thể không có nước mắt, chân tay múa máy lung tung, mắt nhìn sang trái sang phải.
Bố mẹ nên làm gì?
Trường hợp này, bố mẹ chỉ đơn giản là lấy món đồ chơi yêu thích cho bé và kết hợp với ôm ấp, vỗ về để trẻ cảm nhận được sự yêu thương.
Trẻ ốm
Nếu mẹ đã đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ và dỗ dành trẻ mà trẻ vẫn khóc, thì có thể trẻ đang ốm. Bố mẹ nên chú ý đến nhiệt độ cơ thể của trẻ để loại trừ sốt, sổ mũi và cảnh giác với các dấu hiệu bệnh khác trên da hoặc hệ tiêu hóa.
Bố mẹ nên làm gì?
Bố mẹ không nên coi thường những dấu hiệu như sốt hoặc nôn mửa, đây là những triệu chứng nghiêm trọng mà khi kéo dài có thể gây ra nhiều tổn thương cho trẻ. Bố mẹ hãy đưa trẻ thăm khám với các chuyên gia y tế càng sớm càng tốt khi nghĩ rằng con có thể đang bị ốm nhé.
Trẻ đang đau bụng – khóc dạ đề
Dù mẹ đã cố gắng vận dụng tất cả mọi cách mà vẫn không thể cắt được tiếng khóc to, liên tục của trẻ. Và điều này không xảy ra một lần. Trẻ khóc như thế hằng ngày và kéo dài nhiều giờ thì có thể bé đang đau bụng - Khóc Colic.
Đây là một thuật ngữ được dùng để mô tả việc một em bé khỏe mạnh khóc quá nhiều. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi và khóc nhiều hơn 3 giờ một ngày, hơn 3 ngày trong một tuần, hơn 3 tuần trong một đợt, thì có lẽ trẻ bị hội chứng này. Đây không phải là một bệnh và không gây hại về sức khỏe lâu dài cho bé nhưng làm cả cha mẹ và trẻ mệt mỏi hàng tháng trời.
Bố mẹ nên làm gì?
Dỗ dành trẻ sơ sinh đang bị đau bụng rất vất vả. Bố mẹ có thể thử một vài biện pháp như:
Quấn khăn cho bé để tạo cảm giác an toàn, thoải mái.
Sử dụng AB-Kolicare - men vi sinh gồm dầu hoa hướng dương và lợi khuẩn bifidobacterium, pediococcus giúp giảm nhanh triệu chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh.
Xoa lưng hoặc massage đôi khi cũng giúp làm dịu cơn đau bụng của trẻ.
Vận động với với tư thế đặt bé nằm ngửa, nắm hai chân của con và cho bé cử động như đang đạp xe để giảm bớt hiện tượng đầy hơi.
Qua thời gian, cha mẹ hoặc người thân sẽ dễ dàng phân biệt được những tiếng khóc khác nhau. Giống như anh trai Bi vậy. Mỗi khi em Sâu khóc vì đau bụng, anh Bi lại chạy đến chỗ bà ngoại với lọ men vi sinh AB-Kolicare! Thật là một cô em gái may mắn, Sâu nhỉ.