Không dung nạp lactose là tình trạng rất phổ biến. Trên thực tế, nó được cho là ảnh hưởng đến khoảng 75% dân số thế giới (1). Những trẻ không dung nạp lactose sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa khi chúng uống sữa hoặc ăn những thực phẩm chứa lactose, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ và của người thân.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ
KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE LÀ GÌ?
Không dung nạp lactose là một chứng rối loạn tiêu hóa do không thể tiêu hóa được lactose, loại carbohydrate chính trong các sản phẩm từ sữa. Nó có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, bao gồm đầy hơi, tiêu chảy và đau quặn bụng.
"Những trẻ không dung nạp lactose sẽ không tạo ra đủ enzyme lactase cần thiết để tiêu hóa lactose"
Lactose là một disaccharide, có nghĩa là nó bao gồm hai loại đường. Nó được tạo thành từ đường đơn glucose và galactose.
Enzyme lactase cần thiết để phân hủy lactose thành glucose và galactose, sau đó được hấp thụ vào máu và được sử dụng làm năng lượng.
Nếu không có đủ enzyme lactase, đường lactose di chuyển qua ruột mà không được tiêu hóa và gây ra các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa (2,3, 4).
Hiện tại, khoảng 75% dân số thế giới không dung nạp lactose. Nguy cơ gặp tình trạng không dung nạp này rất khác nhau giữa các quốc gia, như thể hiện trên bản đồ này:
Tình trạng không dung nạp lactose xảy ra nhiều ở các nước châu Á
NGUYÊN NHÂN CỦA CHỨNG KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE
Có 2 dạng không dung nạp lactose chính, do các nguyên nhân khác nhau.
1. Không dung nạp lactose nguyên phát
Không dung nạp lactose nguyên phát là phổ biến nhất. Nguyên nhân là do sự giảm sản xuất lactase theo thời gian, do đó lactose trở nên kém hấp thu (5).
Dạng không dung nạp lactose này có thể một phần do gen gây ra, vì nó phổ biến ở một số quần thể dân cư hơn những quần thể dân cư khác.
Các nghiên cứu dân số đã ước tính rằng chứng không dung nạp lactose ảnh hưởng đến 5–17% người châu Âu, khoảng 44% người Mỹ và 60–80% người châu Phi và châu Á (1).
2. Không dung nạp lactose thứ phát
Không dung nạp lactose thứ phát là rất hiếm. Nguyên nhân là do bệnh tật, chẳng hạn như dạ dày hoặc một vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh celiac (Là một bệnh qua trung gian miễn dịch di truyền ở người do không dung nạp gluten, dẫn đến chứng viêm niêm mạc và teo nhung mao, gây kém hấp thu). Điều này là do tình trạng viêm trong thành ruột có thể dẫn đến sự suy giảm tạm thời trong sản xuất lactase (6).
"Thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra tình trạng không dung nạp lactose tạm thời hoặc tiêu chảy do sự thay đổi hệ vi khuẩn trong ruột.
Những triệu chứng này thường là tạm thời, và sau khi hết bệnh và/hoặc điều trị bằng kháng sinh, trẻ nên được khuyến khích tiếp tục uống sữa".
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE
Nếu không được theo dõi và xử lý đúng cách, tình trạng không dung nạp lactose có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
Các triệu chứng phổ biến nhất là (3, 7, 8):
- Chướng bụng
- Đau quặn bụng
- Đầy hơi
- Tiêu chảy
- Các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, đau bụng dưới và thỉnh thoảng bị táo bón.
Không dung nạp lactose gây ra tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ...
Tiêu chảy do bất dung nạp lactose xảy ra do đường lactose không được tiêu hóa trong ruột non, làm cho nước di chuyển vào đường tiêu hóa.
Khi đến đại tràng, đường lactose sẽ bị lên men bởi vi khuẩn trong ruột, tạo thành các axit béo chuỗi ngắn và khí. Điều này gây ra chướng bụng, đầy hơi và đau bụng.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau, tùy thuộc vào lượng đường lactose cơ thể có thể dung nạp và lượng thực phẩm đã ăn (9).
KHÔNG SỬ DỤNG LACTOSE CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG SỬ DỤNG CÁC CHẾ PHẨM TỪ SỮA CHỨA NHIỀU DINH DƯỠNG
Các chế phẩm từ sữa là thuật ngữ dùng để chỉ sữa hoặc các sản phẩm làm từ sữa. Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein, canxi và vitamin rất bổ dưỡng và quan trọng như A, B12 và D (10). Sự kết hợp chất dinh dưỡng này rất tốt cho xương (11).
Cụ thể là sữa trong chế độ ăn uống có liên quan đến mật độ khoáng xương cao hơn, có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương khi về già (12,13, 14).
Các sản phẩm từ sữa cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và béo phì (15, 16, 17).
Tuy nhiên, những bé không dung nạp lactose có thể cần phải cắt giảm hoặc loại bỏ các sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn uống, điều này có khả năng khiến bé sẽ bị thiếu một số chất dinh dưỡng (19, 20, 21, 22).
THỰC PHẨM NÀO CÓ CHỨA LACTOSE?
Lactose được tìm thấy trong thực phẩm từ sữa và các sản phẩm có chứa sữa.
- Sữa bò (tất cả các loại)
- Sữa dê
- Phô mai (bao gồm cả phô mai cứng và mềm)
- Kem
- Sữa chua
- Bơ
Trong thực phẩm đôi khi cũng có chứa lactose:
- Bánh quy bơ
- Sô cô la và bánh kẹo
- Bánh mì và bánh nướng
- Bánh
- Ngũ cốc ăn sáng
- Súp và nước sốt ăn liền
- Các loại thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như giăm bông hoặc xúc xích cắt sẵn
- Trong một số công thức của nước sốt và nước thịt
- Khoai tây chiên, các loại hạt và bánh ngô có hương vị
- Món tráng miệng và sữa trứng
Trên danh sách thành phần, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa được bổ sung có thể được mô tả như:
- Sữa
- Sữa đặc
- Sữa bột
- Váng sữa
- Đạm whey
- Casein sữa
- Sữa đông
- Đường sữa
- Sữa bơ
- Phô mai
- Sữa Mạch nha
- Sữa khô
- Kem chua
- Sự cô đặc protein từ sữa lỏng
- Phụ phẩm từ sữa
Đừng nhầm lẫn nếu một sản phẩm có chứa axit lactic, lactalbumin, lactate hoặc casein. Những thành phần này không phải là lactose.
3 SAI LẦM MẸ THƯỜNG MẮC PHẢI KHI BÉ KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE
Tình trạng bất dung nạp lactose trong sữa mẹ và sữa công thức khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên có nhiều bà mẹ vẫn chưa có đủ thông tin và kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé. Dẫn đến việc chăm sóc sai cách, làm trầm trọng hơn tình trạng của con.
Một số những sai lầm mẹ thường xuyên gặp phải khi bé có dấu hiệu của bất dung nạp lactose:
1. Không tuân thủ việc điều chỉnh dinh dưỡng
Trong nhiều trường hợp bé được chỉ định dùng sữa free lactose – sữa dành cho trẻ không dung nạp đường lactose – để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Sữa Free lactose là dòng sữa được hạn chế lượng đường lactose và/hoặc bổ sung thêm enzyem lactase để hỗ trợ sự tiêu hóa đường trong sữa. Sữa Free lactose vẫn đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bé. Nhiều mẹ lo ngại rằng sữa Free lactose sẽ không cung cấp đủ chất cho bé nên không tuân thủ đúng theo quy định điều trị. Điều này gây ảnh hưởng tới hiệu quả của việc xử lý bất dung nạp lactose.
2. Kiêng khem quá mức
Theo quan niệm cũ, khi trẻ sơ sinh đang bú mẹ mà bị tiêu chảy, mẹ chỉ được ăn những thức ăn “lành tính” như: thịt lợn, rau xanh. Nhưng theo quan điểm khoa học mới, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mới là quan trọng nhất. Mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm đa dạng, phong phú để đảm bảo cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Chỉ nên hạn chế các thực phẩm không lành mạnh như đồ cay nóng, chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, coffee).
3. Nhầm lẫn với tình trạng khác
Với các triệu chứng như tiêu chảy, phân có mùi chua, mẹ rất dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác như rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột hay dị ứng đạm sữa bò.
Cần phân biệt rõ các tình trạng trên để có hướng xử lý phù hợp.
- Bất dung nạp lactose
Trẻ có biểu hiện tiêu chảy sau khi bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thông thường khoảng 30 phút – 2 giờ. Số lần đại tiện phụ thuộc vào lượng sữa mà trẻ uống.
- Dị ứng đạm sữa bò
Triệu chứng rầm rộ ngay sau khi trẻ uống sữa bò hoặc các thực phẩm được chế biến từ sữa bò khoảng vài phút đến vài giờ. Ngoài tiêu chảy, trẻ có thể kèm theo phát ban, khó thở… Các triệu chứng này sẽ mất đi nếu ngưng sử dụng sữa bò và chuyển sang các dạng sữa công thức chứa đạm thủy phân.
- Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn
90% trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nguyên nhân do loạn khuẩn đường ruột. Lúc này trẻ sẽ có các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng 2-3 lần/ngày, đầy chướng bụng, quấy khóc, nôn trớ. Trẻ sẽ cải thiện nhanh chóng khi được bổ sung đúng loại men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn phù hợp.
TRẺ KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE VẪN CÓ THỂ ĂN MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM TỪ SỮA
Tất cả các loại thực phẩm từ sữa đều chứa lactose, nhưng điều này không có nghĩa là chúng hoàn toàn vượt quá giới hạn đối với những trẻ không dung nạp lactose.
Hầu hết những người không dung nạp lactose có thể dung nạp một lượng nhỏ lactose. Ví dụ, một số người có thể dung nạp một lượng nhỏ sữa trong trà nhưng không dung nạp được lượng lactose từ một ngũ cốc.
Người ta cho rằng những người không dung nạp lactose có thể dung nạp tới 18 gam lactose trong 1 ngày (23).
Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người không dung nạp lactose có thể dung nạp tới 12 gam đường lactose trong một lần sử dụng, tương đương với số lượng trong 1 cốc sữa (230 ml) (2, 23, 24 , 26, 27).
Một số loại sữa cũng có ít lactose trong khẩu phần thông thường. Ví dụ, bơ chỉ chứa 0,1 gam đường lactose trên 20 gam.
Một số loại pho mát cũng có ít hơn 1 gam đường lactose trong khẩu phần. Điều này bao gồm cheddar, Swiss, Colby, Monterey Jack và mozzarella.
Điều thú vị là, sữa chua có xu hướng gây ra ít triệu chứng hơn ở những người không dung nạp lactose so với các loại sữa khác (28, 29,30, 31).
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CHỨNG KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị chứng không dung nạp lactose
1. Cho bé sử dụng sữa Free - lactose
Sữa Free-lactose là loại sữa dành cho trẻ không dung nạp đường lactose do thiếu men lactase để phân hủy. Khi gặp phải hội chứng bất dung nạp lactose, bé thường có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng thường xuyên hoặc tiêu chảy kéo dài.
Gợi ý một số loại sữa Free - lactose cho các mẹ tham khảo
Do thành phần của sữa free-lactose về cơ bản là giống với sữa bò, chỉ khác là được bổ sung thêm men lactase, các mẹ nên cân nhắc đổi sang sữa free-lactose chỉ khi bé không có biểu hiện dị ứng với đạm sữa bò.
Sữa free-lactose có sự khác biệt so với các loại sữa thông thường:
- Có vị ngọt hơn hoặc nhạt hơn sữa thông thường
Một số loại Sữa free-lactose có vị ngọt hơn các loại sữa thông thường là do trong công thức có thêm men lactase. Loại men này giúp phân cắt lactose trong sữa thành glucose và galactose. Đây là các monosaccharide có vị ngọt hơn lactose
Ngược lại, 1 số dòng free lactose lại có vị nhạt hơn do trong thành phần giảm đi đường lactose. Sữa có vị nhạt, thanh, đôi lúc khá khó uống với trẻ.
- Dễ tiêu hóa hơn các loại sữa thông thường
Do được bổ sung thêm men lactase trong thành phần mà loại sữa này giúp trẻ tiêu hóa lactose tốt hơn, đặc biệt là những trẻ đang gặp phải tình trạng bất dung nạp lactose.
2. Bổ sung Enzyme
Có thể mua các loại men để giúp tiêu hóa đường lactose. Các men này dạng uống trực tiếp hoặc pha với đồ uống.
Tuy nhiên, hiệu quả của các sản phẩm này dường như khác nhau ở mỗi người (34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41).
Một nghiên cứu đã kiểm tra tác động của ba loại chất bổ sung lactase khác nhau ở những người không dung nạp lactose, những người đã dùng 20 hoặc 50 gram lactose (42T).
So với giả dược, cả ba loại thuốc bổ sung lactase đều cải thiện các triệu chứng tổng thể khi dùng chung với 20g lactose.
Tuy nhiên, chúng không hiệu quả ở liều lượng cao hơn 50 gram lactose.
3. Tăng dần lượng lactose trong khẩu phần ăn
Nếu con bạn không dung nạp lactose, tăng dần lượng lactose trong chế độ ăn uống của bé có thể giúp cơ thể bé thích nghi với nó (43).
Cho đến nay, các nghiên cứu về điều này còn rất ít và cần phải nghiên cứu thêm, nhưng các nghiên cứu ban đầu đã cho thấy một số kết quả tích cực (44, 45, 46).
Trong một nghiên cứu nhỏ, chín người không dung nạp lactose đã tăng gấp ba lần sản xuất lactase sau 16 ngày ăn lactose ( 47).
Cần có nhiều thử nghiệm nghiêm ngặt hơn trước khi đưa ra các khuyến nghị nhất định, nhưng có thể để đường ruột của bé làm quen với lactose và để dung nạp lactose tốt hơn.
4. Bổ sung Probiotics và Prebiotics
Probiotics là những lợi khuẩn hỗ trợ hiệu quả cho sức khỏe đường tiêu hóa ở nhiều tấc động khác nhau (48).
Prebiotics là các loại chất xơ có chức năng làm thức ăn cho các vi khuẩn đường ruột. Chúng cung cấp các chất cần thiết để vi khuẩn có lợi mà bạn đã có trong ruột có thể phát triển mạnh mẽ.
Cả probiotics và prebiotics đều được chứng minh là làm giảm các triệu chứng của chứng không dung nạp lactose (49, 50, 51).
Một số loại men vi sinh và prebiotics có thể hiệu quả hơn những loại khác đối với những người không dung nạp đường lactose (52).
Một trong những loại Probiotic "có lợi nhất" được cho là Bifidobacteria, thường được tìm thấy trong sữa chua và thực phẩm chức năng chứa probiotic (53, 54). Cụ thể là loài Bfidobacterium longum (B. longum) giúp điều chỉnh số lượng và các hoạt động trao đổi chất của hệ vi sinh vật đại tràng và làm giảm bớt các triệu chứng ở những đối tượng không dung nạp lactose hiệu quả nhanh.
Ngoài ra còn một số Probiotics khác:
o Bifidobacterium animalis: Nhiều nghiên cứu báo cáo tác dụng của B.animalis lên tình trạng không dung nạp lactose, làm giảm các triệu chứng, chống tiêu chảy, điều chỉnh lại hệ vi sinh.
o Lactobacilus rhamnosus (L. rhamnosus): Đã được báo cáo cải thiện tiêu hóa lactose và loại bỏ các triệu chứng không dung nạp lactose. Kích thích sự phát triển các vi sinh vật vai trò giống lactase, ngăn ngừa tiêu chảy, điều hòa nhu động ruột và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Gợi ý sản phẩm men vi sinh hỗ trợ hiệu quả cho trẻ không dung nạp lactose được tư vấn tại bệnh biện Nhi Trung Ương:
Gợi ý 2 loại men vi sinh tốt cho trẻ không dung nạp lactose
- AB - Kolicare: Men vi sinh cao cấp từ Tây Ban Nha, Top 4 men vi sinh tốt nhất thế giới, chứa 2 probiotic được phân lập tới chủng và phân lập từ đường ruột của trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Thành phần chứa chủng lợi khuẩn Bifidobacterium longum CECT 7894 đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ khắc phục tình trạng không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: https://daothach.com/products/ab-kolicare
- AB - Kolicare Digest: Men vi sinh cao cấp từ Tây Ban Nha, là dòng sản phẩm nâng cấp từ sản phẩm AB - Kolicare, trong thành phần có thêm 1 chủng lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus GG được cấp tổ chức Hiệp hội Tiêu hóa Gan mật Nhi Khoa Châu Âu chỉ định hàng đầu trong điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm chứa đồng thời cả 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus GG và Bifidobacterium longum CECT 7894 đem lại hiệu quả cao trong viecj hỗ trợ khắc phục chứng không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: https://daothach.com/products/ab-kolicare-digest
===============
Tài liệu tham khảo.
1. The acceptability of milk and milk products in populations with a high prevalence of lactose intolerance
2. Lactose intolerance: from diagnosis to correct management
3. Lactose Intolerance in Adults: Biological Mechanism and Dietary Management
4. Lactose Intolerance in Adults: Biological Mechanism and Dietary Management
5. Adult lactose digestion status and effects on disease
6. Functional and metabolic disorders in celiac disease: new implications for nutritional treatment
7. Lactose intolerance: diagnosis, genetic, and clinical factors
8. Lactose intolerance: pathophysiology, clinical symptoms, diagnosis and treatment
9. Systematic review: effective management strategies for lactose intolerance
10. Dairy intake, dietary adequacy, and lactose intolerance
11. Dairy products, yogurts, and bone health
12. Calcium intake and bone mineral density: systematic review and meta-analysis
13. Protective association of milk intake on the risk of hip fracture: results from the Framingham Original Cohort
14. Milk and yogurt consumption are linked with higher bone mineral density but not with hip fracture: the Framingham Offspring Study
15. The role of dairy foods in weight management
16. Effects of low-fat or full-fat fermented and non-fermented dairy foods on selected cardiovascular biomarkers in overweight adults
17. Dairy products and the risk of type 2 diabetes: a systematic review and dose-response meta-analysis of cohort studies
18. The Consumption of Milk and Dairy Foods and the Incidence of Vascular Disease and Diabetes: An Overview of the Evidence
19. NIH consensus development conference statement: Lactose intolerance and health
20. Lactose intolerance: a self-fulfilling prophecy leading to osteoporosis?
21. Lactose intolerance: a risk factor for reduced bone mineral density and vertebral fractures?
22. Lactose maldigestion, calcium intake and osteoporosis in African-, Asian-, and Hispanic-Americans
23. Recent advances on lactose intolerance: Tolerance thresholds and currently available answers
24. Lactose intolerance and health
25. Systematic review: effective management strategies for lactose intolerance
26. Lactose malabsorption and intolerance: What should be the best clinical management?
27. Lactose Intolerance and Health.
28. Digestion and tolerance of lactose from yoghurt and different semi-solid fermented dairy products containing Lactobacillus acidophilus and bifidobacteria in lactose maldigesters--is bacterial lactase important?
29. Lactose digestion from yogurt: mechanism and relevance
30. Yogurt--an autodigesting source of lactose
31. Yogurt, living cultures, and gut health
32. Choices for achieving adequate dietary calcium with a vegetarian diet
33. Nutrients from dairy foods are difficult to replace in diets of Americans: food pattern modeling and an analyses of the National Health and Nutrition Examination Survey 2003-2006
34. Effects of exogenous lactase administration on hydrogen breath excretion and intestinal symptoms in patients presenting lactose malabsorption and intolerance
35. Abdominal pain associated with lactose ingestion in children with lactose intolerance
36. Tolerance to small amounts of lactose in lactose maldigesters
37. Calcium absorption and acceptance of low-lactose milk among children with primary lactase deficiency
38. Clinical studies with low-lactose milk
39. A new type of low-lactose milk. Tolerance by lactose malabsorbers and evaluation of protein nutritional value
40. nzyme replacement therapy for primary adult lactase deficiency. Effective reduction of lactose malabsorption and milk intolerance by direct addition of beta-galactosidase to milk at mealtime
41. Treatment of lactose intolerance with exogenous beta-D-galactosidase in pellet form
42. Comparative effects of exogenous lactase (beta-galactosidase) preparations on in vivo lactose digestion
43. Adult lactose digestion status and effects on disease
44. Adaptation to Lactose in Lactase Non Persistent People: Effects on Intolerance and the Relationship between Dairy Food Consumption and Evalution of Diseases
45. Adaptation of lactose maldigesters to continued milk intakes
46. Improved lactose digestion and intolerance among African-American adolescent girls fed a dairy-rich diet
47. Colonic adaptation to daily lactose feeding in lactose maldigesters reduces lactose intolerance
48. Health benefits of probiotics: a review
49. Improvement of lactose digestion in humans by ingestion of unfermented milk containing Bifidobacterium longum
50. Management of lactose maldigestion by consuming milk containing lactobacilli
51. Probiotics--compensation for lactase insufficiency
52. Do probiotics reduce adult lactose intolerance? A systematic review
53. Effect of probiotics and yogurt on colonic microflora in subjects with lactose intolerance
54. Effects of yogurt and bifidobacteria supplementation on the colonic microbiota in lactose-intolerant subjec