TÌM HIỂU VỀ CHỨNG ỐM NGHÉN KHI MANG THAI

TÌM HIỂU VỀ CHỨNG ỐM NGHÉN KHI MANG THAI

Ốm nghén khi mang thai là một triệu chứng phổ biến, xảy ra ở khoảng 70-80% phụ nữ mang thai. Triệu chứng điển hình của ốm nghén là buồn nôn và nôn, có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường gặp nhất vào buổi sáng. Đây không phải tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gây nguy cơ xấu đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ốm nghén diễn ra trầm trọng có thể khiến bạn không thể ăn uống, hấp thu được dinh dưỡng và nguy cơ thai nhi bị thiếu dinh dưỡng tăng cao. Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ đến các bà bầu những thông tin hữu ích về vấn đề này.

  1. Nguyên nhân gây ốm nghén

Nguyên nhân chính gây ốm nghén khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hormone hCG (Human chorionic gonadotropin) và estrogen. Hormone hCG là một loại hormone được sản xuất bởi nhau thai, có tác dụng kích thích tử cung phát triển và duy trì thai kỳ. Hormone estrogen làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ốm nghén khi mang thai, bao gồm:

  • Thói quen ăn uống thất thường
  • Hệ thần kinh của thai phụ nhạy cảm với các loại thực phẩm có mùi vị
  • Di truyền: Thường gặp ở những thai phụ có mẹ bị ốm nghén khi mang thai
  1. Đối tượng có nguy cơ bị ốm nghén cao

Các đối tượng thường có nguy cơ ốm nghén cao bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai lần đầu: Phụ nữ mang thai lần đầu thường có nguy cơ ốm nghén cao hơn những người mang thai lần thứ hai hoặc thứ ba.
  • Phụ nữ mang thai đa thai: Nồng độ hormon hCG trong cơ thể phụ nữ mang đa thai thường cao hơn, nên tình trạng ốm nghén cũng nặng hơn rõ rệt.
  • Phụ nữ có tiền sử đau nửa đầu
  • Phụ nữ có chế độ ăn uống không lành mạnh: Phụ nữ có chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng thường có nguy cơ ốm nghén cao hơn những người có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Phụ nữ bị stress hoặc căng thẳng: stress hoặc căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ ốm nghén.
  1. Triệu chứng ốm nghén

Triệu chứng ốm nghén thường xuất hiện vào buổi sáng sớm, nhưng cũng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi khẩu vị
  • Khó chịu với mùi vị
  • Cảm giác nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
  1. Các biện pháp phòng ngừa và điều trị

Ốm nghén thường gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như đời sống của mẹ bầu. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Sử dụng gừng, chanh hoặc kẹo gừng để làm giảm tình trạng buồn nôn ở mẹ bầu.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và không nên để dạ dày trống không.
  • Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh những thực phẩm và mùi hương gây kích thích
  • Uống nhiều nước. Theo khuyến cáo phụ nữ có thai nên uống 2,5 lit nước mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng bị mất nước nếu nôn quá nhiều.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần mẹ bầu thoải mái, giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng.
  • Sử dụng sản phẩm Suvéal Magne – Fer bổ sung magie, vitamin B6, giúp cải thiện tình trạng ốm nghén và nôn ở mẹ bầu.

Trong trường hợp ốm nghén nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh hoạt của mẹ bầu, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

← Bài trước Bài sau →